Giỏ hàng

Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng.
Đèn thả
Trang trí nhà đẹp

Tác động của ánh sáng đến sức khỏe con người

Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến với cơ thể của con người. Nó không chỉ cho phép chúng ta nhìn thấy được môi trường xung quanh. Mà chúng còn kích thích, dẫn đến thay đổi các mức độ về tâm trạng và hoạt động của chúng ta. 

Phản ứng sinh lý của chúng ta đáp trả lại các đặc tính của ánh sáng như màu sắc, cường độ và thời gian chiếu sáng của ánh sáng, do đó nếu chúng ta dành nhiều thời gian ở trong nhà, chúng ta dễ dàn bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của ánh sáng nhân tạo (ánh sáng do đèn phát ra) có trong ngôi nhà của mình. 

Ánh sáng tác động lên con người. Chúng hoạt động ra sao?

Đồng hồ sinh học của con người được kiểm soát thông qua ánh sáng.

Ánh sáng là đồng hồ kiểm soát nhịp điệu sinh học của chúng ta. Và ánh sáng ban ngày đóng góp không hề nhỏ đến với sức khỏe. Trong tính chất của ánh sáng, các bước sóng của ánh sáng trắng giải phóng nhẹ hàm lượng melatonin trong cơ thể.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các tác động sinh học của ánh sáng trong nhiều thập kỉ qua. Nhưng mãi đến năm 2002 họ mới phát hiện ra một các tế bào hạch có trong võng mạc không sử dụng ánh sáng để nhìn thấy. Các tế bào mới này được xác định nhạy cảm với ánh sáng xanh, và phản ứng để đặt lại đồng hồ sinh học của chúng ta cho đồng bộ với chu kì ngày đêm bên ngoài môi trường.

Tác động của ánh sáng đến sức khỏe con người

Sản phẩm chính của hệ thống đồng hồ sinh học là sản xuất ra hoóc môn melatonin (là một hoóc môn gây ngủ). Hoạt động sản xuất này trong tuyến tùng thường diễn ra với tần suất khác nhau tại các thời điểm trong ngày. Melatonin được tiết ra nhiều vào ban đêm và hạn chế ở mức tối thiểu vào ban ngày. Sự ức chế melatonin, gây ra do tiếp xúc với ánh sáng, sẽ mang đến cho bạn cảm giác tỉnh táo và khả năng tập trung cao hơn.

Tế bào hạch đưa tín hiệu đến não và điều chỉnh sản xuất hoóc môn. Ba hoóc môn quan trọng nhất kiểm soát nhịp sinh học là:

Melatonin làm cho bạn mệt mỏi, làm chậm các chức năng và làm giảm khả năng hoạt động để cơ thể có thể nghỉ ngơi.
Cortisol mặt khác là một hoóc môn căng thẳng được sản xuất từ khoảng 3 giờ sáng. Nó kích thích sự trao đổi chất và lập trình cơ thể cho chế độ ban ngày.

Serotonin hoạt động như một chất kích thích và động lực thúc đẩy. Trong khi mức cortisol trong máu giảm xuống xuyên suốt ngày và thì ngược lại melatonin sẽ tăng lên.

Những tham số cần quan tâm

Quang phổ

Ánh sáng là bức xạ có thể nhìn thấy được bằng mắt người trong phạm vi có bước sóng từ 380-780 nm. Kích thích quang học được nhận biết trong mắt người bằng 3 loại màu sắc chính là tia đỏ, xanh lá hoặc xanh lam. Màu sắc trong phổ màu vàng-xanh lá cây ở 555 nm được coi là sáng nhất. Các đường đứt khúc ở dưới là phần chúng ta nhìn thấy trong điều kiện thiếu ánh sáng. Còn phạm vi có ảnh hướng đến sinh học nhất của chúng ta là phổ màu xanh xung quanh 460 nm.

Tác động của ánh sáng đến sức khỏe con người

Các tế bào hạch có độ nhạy cao nhất với ánh sáng ở 480 nm. Ở bước sóng này tương ứng với ánh sáng màu xanh lam. Ánh sáng đó được gọi là ánh sáng trắng lạnh, với nhiệt độ màu từ 5-6000 kelvin trở lên. Các nghiên cứu đã thực hiện cũng chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng trong phần màu xanh của quang phổ sẽ làm cho cơ thể tiết ít hơn hoóc môn melatonin. Nói tóm lại, chúng ta có thể nói rằng loại ánh sáng trắng mát thường được thấy trong ánh sáng mặt trời và các nguồn ánh sáng nhất định sẽ giúp điều chỉnh giai đoạn sinh học và làm cho cơ thể tỉnh táo, tăng nhiệt độ cơ thể và nhịp tim nhờ hạn chế hàm lượng melatonin.

Cường độ (độ rọi)

Cường độ được nói đến ở đây được đo bằng độ rọi. Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ chiếu sáng tương đối thấp (~ 150 lx ở mắt) là đủ để gây ra sự tỉnh táo và thay đổi nhịp sinh học. Biết rằng mức melatonin bão hòa khi độ rọi tăng trên trên 1000 lux ở mắt.

Tác động của ánh sáng đến sức khỏe con người

Do các các quy luật về vật lý, độ rọi (độ sáng) ngang trên bề mặt làm việc (ở 0,75 m so với mặt sàn) sẽ cao gấp 2 hoặc thậm chí 3 lần. Vì vậy, độ rọi khuyên dùng là giảm mức ánh sáng xuống mức tối đa là 3-400 lux (tương ứng với khoảng 1000 lux ở mặt phẳng làm việc) và kéo dài thời gian phơi sáng là đủ giữ sự tỉnh táo cho cơ thể. Điều này tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, mà có lợi cho điều kiện ánh sáng.

Thời gian

Ánh sáng  giống như ban ngày thường hiệu quả nhất. Nó cho biết đồng hồ sinh học của chúng ta rằng ngày bắt đầu và các chức năng của cơ thể cần được kích hoạt. Ngược lại, tiếp xúc ánh sáng này vào buổi tối sẽ làm ức chế sản xuất melatonin làm cho cơ thể khó ngủ hơn. Tùy thuộc vào loại hình công việc thời gian làm việc tương ứng với từng cá nhân khác nhau có thể tương ứng với thời gian để điều chỉnh màu sắc quang phổ và cường độ khác nhau. Do đó hãy cân nhắc thật kĩ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng ánh sáng.

Tác động của ánh sáng đến sức khỏe con người

0931988886