Giỏ hàng

Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng.
Trang trí nhà đẹp

Đèn LED xanh và những nguy cơ tiềm ẩn

Công nghệ LED không còn xa lạ đối với các không gian chiếu sáng, cùng với đó đèn led cùng có nhiều loại màu ánh sáng khác nhau nhằm phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong đó ánh sáng xanh được ứng dụng nhiều trong y tế, thiết bị điện tử. Tuy nhiên ánh sang xanh từ đèn LED gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến não bộ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến thị lực của con người.

Ánh sáng xanh là gì

Ánh sáng xanh là một loại ánh sáng mang năng lượng cao. Các nguồn phát ra ánh sáng xanh ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống ngày nay, đến từ nhiều sản phẩm công nghệ, bao gồm máy tính, tivi và đèn. Phần lớn chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh từ đèn điốt phát quang (đèn LED).

Đèn LED xanh và những nguy cơ tiềm ẩn

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều người phải tiếp xúc với ánh sáng xanh từ đèn LED hàng ngày. Nguonf ánh sáng xanh dễ dnagf bắt gặp nhất là các thiết bị điện tử thông minh (máy tính, điện thoại, laptop, Tivi, Ipad,...)

Nguy cơ giảm thị lực và ảnh hưởng đến giấc ngủ 

Ánh sáng xanh từ đèn LED đang hiện diện trong nhiều sản phẩm tiêu dùng ở ngay trước mặt bạn. Chúng có khả năng gây rối loạn giấc ngủ và dẫn đến nguy hiểm cho mắt. Cụ thể, ánh sáng xanh có thể làm hỏng võng mạc mắt và làm xáo trộn nhịp sinh học của giấc ngủ. Các sản phẩm đèn LED có khả năng phát ra ánh sáng xanh, bao gồm đèn pin thế hệ mới, đèn pha ô tô và một số loại đồ chơi.

Mới đây, tổ chức ANSES của Pháp đã xác nhận sự có mặt của một tình trạng gọi là "hiệu ứng quang học" khi con người tiếp xúc với ánh sáng xanh cường độ cao trong thời gian ngắn. Mặt khác, nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở tuổi già cũng tăng lên sau một thời gian dài tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh cường độ thấp hơn.

Thoái hóa điểm vàng ở tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người trên 50 tuổi, gây tổn thương cho hoàng điểm, một điểm nhỏ gần trung tâm võng mạc, cho phép mắt nhìn sự vật một cách rõ nét. Tuy nhiên, bảo vệ đôi mắt khỏi các tác động có hại đến võng mạc bằng việc sử dụng màn hình, bộ lọc và kính râm có tác dụng "chống ánh sáng xanh" và duy trì nhịp sinh học của giấc ngủ là chưa được chứng minh.

Đèn LED xanh và những nguy cơ tiềm ẩn

Ánh sáng xanh không phải là một phát hiện mới mẻ gì trong giới khoa học. Bản thân ánh sáng mặt trời cũng tạo ra các tia màu xanh mang năng lượng cao hơn ánh sáng ở các bước sóng khác trong hệ quang phổ ánh sáng. Các loại đèn LED xanh kiểu cũ cũng có thể phát ra loại ánh sáng xanh, mặc dù cường độ có phần thấp hơn so với bóng đèn hoặc đèn LED có chức năng tiết kiệm năng lượng (huỳnh quang).

Công nghệ đèn LED xanh hiện đang hòa nhịp cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ nhanh chóng hiện nay và trở thành một nguồn phát ánh sáng mới. Trong nhiều năm, chúng chỉ được sử dụng trong các thiết bị điện tử nhưng hiện nay được coi là một phần không thể thiếu của hệ thống chiếu sáng. Ngày nay, đèn LED được sử dụng đa dạng, rộng rãi từ quy mô gia đình cho đến các ứng dụng vào công nghiệp và thương mại. Hơn nữa, các sản phẩm LED đang được áp dụng ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả vô cùng tích cực về mức tiêu thụ năng lượng.

Giáo sư Gianluca Tosini, cũng là giám đốc nghiên cứu khoa học tại Trường Y khoa Morehouse của Atlanta, cho biết ánh sáng xanh thực sự có thể làm hỏng mắt, nhưng chỉ khi đạt tới bước sóng dưới 455 nanomet và ở cường độ sáng khá cao. Cũng theo ông, trong võng mạc của mắt có các tế bào cảm quang đối với ánh sáng xanh và chúng có liên quan trực tiếp với đồng hồ sinh học của não bộ. Việc tiếp xúc với ánh sáng từ đèn LED xanh vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và nhịp sinh học, chủ yếu thông qua cơ chế ức chế sự tổng hợp của hormone melatonin, có vai trò thúc đẩy giấc ngủ. 

Đèn LED xanh và những nguy cơ tiềm ẩn

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại cho rằng, tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày có thể mang lại tác dụng có lợi trong việc tăng sự tỉnh táo. Theo giáo sư nhãn khoa Janet Sparrow tại Đại học Columbia, các phân tử huỳnh quang sẽ khiến cho võng mạc tích lũy một chất phế thải gọi là “lipofuscin". Chất này tích tụ ngày càng nhiều hơn qua năm tháng và trở nên nhạy cảm với ánh sáng xanh. Tình trạng này có thể dẫn đến các phản ứng quang học không tốt đối với mắt trong thời gian dài.

Ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh

Kính râm và bộ lọc có thể không có tác dụng bảo vệ chống lại ánh sáng xanh. Nghiên cứu này cũng đã xem xét các lợi ích và tác hại tiềm tàng của loại ống kính "chống ánh sáng xanh", được cho là để bảo vệ, chống lại các tác hại từ ánh sáng. Kết quả các sản phẩm này thiếu cơ sở để chứng minh độ hiệu quả trong việc cải thiện vấn đề thị lực hoặc chất lượng giấc ngủ, làm giảm mỏi mắt hay bảo vệ sức khỏe “điểm vàng". Tuy nhiên nói chung, kính râm có tác dụng ngăn chặn tia cực tím và những loại tròng kính có màu vàng nên được ưu tiên sử dụng vì chúng cũng sẽ làm giảm lượng ánh sáng xanh chiếu tới võng mạc.

Đèn LED xanh và những nguy cơ tiềm ẩn

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh, nên giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các thiết bị đèn LED có rủi ro thấp và nên giảm độ sáng của đèn pha ô tô. Nhất là với thanh thiếu niên và trẻ em, cần chủ động hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng xanh để có thể duy trì được thị lực tốt cho đến khi về già.

0931988886